Chuyển đổi số mang lại hiệu quả gì trong ngành Giáo dục Việt Nam?

Sự bùng nổ về công nghệ đã, đang và sẽ tạo ra những phương thức giáo dục mới, thông minh hơn, tiết kiệm chi phí hơn. Hiện nay, xu hướng chuyển đổi số trong giáo dục mang tính thay đổi sâu sắc vì con người. Vậy thực tế, chuyển đổi số đã tác động đến ngành giáo dục như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cách mà chuyển đổi số “phá vỡ” mọi giới hạn trong giáo dục thời nay.

Thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục Việt Nam hiện nay

thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục

1. Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác giảng dạy

Xu hướng công nghệ số không gian học tập, giảng dạy cũng dần được nhân rộng, các thiết bị thông minh được lắp đặt tại phòng học như bảng điện tử thông minh, bàn học thông minh hay đầu ghi hình, thiết bị họp trực tuyến cũng được đưa vào sử dụng. Nhiều doanh nghiệp công nghệ cũng tạo điều kiện để các sinh viên tham gia trải nghiệm các chuyến tham quan thực tế ảo, cơ hội sinh viên tiếp cận với công nghệ cao ngày một lớn dần.

Ứng dụng chuyển đổi số trong phương pháp dạy học:

  • Khóa học trực tuyến (E-learning)

  • Phương pháp học tập thông qua các dự án

  • Phương pháp học bằng ứng dụng thực tế ảo

  • Các lớp học STEM, STEAM, Lập trình, Toán tư duy hay Tiếng Anh công nghệ

2. Ứng dụng công nghệ trong quản lý giáo dục

Hiện nay, phần mềm quản lý trường học đã được khá nhiều đơn vị trường học công lập đưa vào sử dụng. Những doanh nghiệp đào tạo và giáo dục tư nhân hiện tại có sử dụng các phần mềm để quản lý, dần dần được số hóa bằng những phần mềm quản lý trường học chuyên biệt hay phần mềm quản lý tài sản… Giúp người học dễ dàng tra cứu thông tin khi tới thư viện, hoặc nhà quản lý, giáo viên có thể quản lý được thời khóa biểu, bảng điểm học sinh hay những thông tin liên quan.

3. Sử dụng công nghệ để vận hành và quản lý doanh nghiệp giáo dục

Ngành giáo dục đang tích cực thúc đẩy sự tái phát triển công nghệ và quy trình làm việc trong ngành giáo dục theo hướng online, đẩy mạnh ứng dụng Cloud, Big Data và IoT,… liên thông dữ liệu và tăng cường sự kết nối giữa các phòng ban. Mọi hoạt động trong ngành giáo dục cũng được vận hành như một doanh nghiệp, có các bộ phận hỗ trợ như Kế toán tài chính, Hành chính nhân sự,…

Thậm chí, một số tổ chức lớn có sử dụng công nghệ để làm việc như sử dụng phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự để tính lương, hồ sơ nhân sự, … Tuy nhiên hệ thống các phần mềm hay công cụ đang sử dụng còn rời rạc, chưa tối ưu hóa các cơ sở dữ liệu.

Lợi ích chuyển đổi số tới nền giáo dục của Việt Nam

Chủ động trong công việc học tập

Công nghệ số đã mở ra một không gian học tập thỏa mái nhất thông qua mạng internet, chúng ta có thể học tập mọi lúc, mọi nơi theo nhu cầu của bản thân mình. Giờ đây, người học có thể tiếp thu kiến thức một cách thuận tiện và dễ dàng trên mọi thiết bị (máy tính, laptop, smartphone,…). Điều này đã mở ra một nền giáo dục mở hoàn toàn mới.

lợi ích của chuyển đổi số trong giáo dục

Điểm cộng của nền giáo dục công nghệ số là mang tới không gian học tập lý tưởng, phù hợp với mọi đối tượng. Đó có thể là ở nhà, quán cà phê,…hay bất kỳ nơi nào mang tới cho chúng ta tâm trạng tốt, cảm giác thoải mái nhất. Với một tâm trạng tốt thì kết quả học tập hiển nhiên sẽ được cải thiện, nâng cao hơn rất nhiều. Nó loại bỏ hoàn toàn những giới hạn về khoảng cách, tối ưu thời gian học và nâng cao nhận thức, tư duy của người học.

Truy cập tài liệu học tập không giới hạn

Truy cập tài liệu học tập không giới hạn với kho học liệu trực tuyến khổng lồ, người dùng có thể truy cập vào các tài nguyên học tập một cách dễ dàng và ít tốn kém hơn. Mặc khác chuyển đổi số cũng giúp người học có thể khai thác học liệu nhanh chóng bằng các thiết bị trực tuyến mà không bị giới hạn bất kể tình trạng kinh tế của họ. Điều đó có nghĩa, sử dụng công nghệ giúp việc chia sẻ tài liệu, giáo trình học sinh và giáo viên trở nên dễ dàng và tiết kiệm hơn do giảm thiểu được các chi phí về in ấn.

Trải nghiệm thực tế và học tập nhóm hiệu quả

Chuyển đổi số giúp gia tăng tính tương tác và trải nghiệm thực tế cho người học thông qua phương pháp học face to face một – một với giáo viên hướng dẫn mà không bị giới hạn bởi không gian. Ngoài ra, việc ứng dụng thực tế ảo VR, thực tế tăng cường AR cũng tạo ra những trải nghiệm thực tế “thật” hơn, giúp người học có những trải nghiệm đa giác quan, tạo cảm giác tò mò, hứng thú hơn khi học tập.

Chuyển đổi số mở ra một không gian tương tác thuận lợi và dễ dàng giúp mỗi người học có thể cùng trao đổi với các học viên khác, hay tham khảo những thông tin từ phía giáo viên tiện lợi,… Mọi vấn đề mà chúng ta thắc mắc, hay việc kết hợp học tập nhóm khi cần đều diễn ra thuận lợi và đạt kết quả lý tưởng như mong đợi.

Nâng cao chất lượng giáo dục

Chuyển đối số ngành giáo dục đã tạo ra kỷ nguyên mới, thời đại mà người dạy và người học được trao quyền để sử dụng công nghệ. Các thành tựu công nghệ như Big data giúp lưu trữ mọi kiến thức lên không gian mạng, IoT (Internet vạn vật) giúp theo dõi hành vi của học sinh, quản lý, giám sát học sinh, hay Blockchain giúp xây dựng hệ thống quản lý thông tin và hồ sơ giáo dục của học sinh, cho phép hợp nhất, quản lý và chia sẻ dữ liệu từ nhiều trường học, ghi chép lại lịch sử học tập, bảng điểm của học sinh để đảm bảo thông tin dữ liệu được đồng nhất, minh bạch.

Tiết kiệm chi phí học tập tối đa

Khả năng tiết kiệm được chi phí học tập là một lợi ích lớn, thiết thực mà áp dụng công nghệ số mang lại. Khi thấy được những giá trị mà phương pháp học tập này mang lại chắc chắn sẽ giúp mỗi người cảm thấy hài lòng với kết quả mà mình nhận được. Chính những điều đó giúp quá trình học tập của bản thân diễn ra suôn sẻ, không có những ảnh hưởng nào.

Chuyển đổi số cũng tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn cho người học. Thay vì đến các trường công, họ có thể tham gia vào các khóa học E-learning với chi phí rẻ hơn nhiều lần. Thậm chí người học còn có thể tùy chọn những khóa học phù hợp với bản thân và những môn mà bản thân họ thực sự quan tâm. Điều này giúp cho việc học tập hiệu quả và chất lượng hơn.

Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số giáo dục ở Việt Nam

Tuyên truyền và thông suốt tư tưởng cho nhân lực ngành giáo dục

Phổ biến và nâng cao nhận thức, trách nhiệm về tư tưởng, quyết tâm thực hiện chuyển đổi số trong toàn ngành giáo dục, đến từng địa phương, nhà trường, giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý; xây dựng văn hoá số trong ngành giáo dục.

Tiếp tục đẩy mạnh, triển khai theo Thông tư – Nghị quyết của Chính phủ theo Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, NCKH góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2925”.

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo kiến thức, kỹ năng CNTT, an toàn thông tin cần thiết để tác nghiệp trên môi trường số, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

Áp dụng các phương pháp công nghệ

ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong giáo dục

Tăng cường các phương pháp công nghệ (như Bigdata, Al, Blockchain,…) để nâng cao chất lượng khai thác và quản lý dữ liệu, hoàn thiện hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển hình thức dạy – học trực tuyến qua mạng. Chính sách quản lý các khóa học trực tuyến đảm bảo chất lượng thông qua các quy định về điều kiện mở trường mở lớp, thẩm định cấp phép nội dung, kèm theo chế tài phù hợp, tránh tình trạng mất kiểm soát, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người học.

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng mạng đồng bộ, thiết bị công nghệ thông tin thiết thực phục vụ dạy – học, tạo cơ hội học tập bình đẳng giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, ưu tiên hình thức thuê dịch vụ và huy động nguồn lực xã hội hóa cùng tham gia thực hiện.

Thúc đẩy phát triển học liệu số ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học gắn với việc thẩm định nội dung, kết nối và chia sẻ học liệu giữa các địa phương, nhà trường. Tiếp tục đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số, khuyến khích và hỗ trợ áp dụng các mô hình giáo dục đào tạo mới dựa trên các nền tảng số.

Triển khai mạng xã hội giáo dục có sự kiểm soát và định hướng thống nhất để chia sẻ giữa cơ quan quản lý giáo dục – nhà trường -gia đình, giáo viên giảng viên – học sinh sinh viên.

Phát triển các khóa học trực tuyến mở, hình thành mạng học tập mở của người Việt Nam. Triển khai hệ thống học tập trực tuyến dùng chung toàn ngành phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên, hỗ trợ dạy học cho các vùng khó khăn.

(Nhật Lệ-bizfly.vn)

1800 9379

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon
zalo-icon
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon